Nguồn gốc và ý nghĩa bánh trung thu

Tết Trung Thu là ngày lễ quen thuộc và lớn thứ ba trong năm tại Việt Nam. Vào ngày này, mọi người sẽ tổ chức bày cỗ cúng bàn thờ tổ tiên, đốt đèn lồng, cùng quay quần bên gia đình trò chuyện, uống trà và ăn bánh trung thu.

Nói đến biểu tượng của đêm rằm tháng tám thì người ta lại nghĩ ngay đến món bánh trung thu quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu. Hãy theo dõi bài viết sau đây về món bánh truyền thống này.

Tìm hiểu về bánh trung thu:

Bánh trung thu là tên gọi được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt, thường được dùng trong dịp Tết Trung thu.

Bánh ở Việt Nam thường có dạng hình tròn, đường kính khoảng 10cm hay hình vuông có chiều dài cạnh khoảng 7-8 cm, chiều rộng khoảng 4-5 cm.

Bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép…

So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Bánh còn có tên gọi khác trong tiếng Trung là Nguyệt bánh, trong tiếng Anh là Moon cake.

Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Hoa và được truyền bá rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Trung Quốc có nhiều truyền thuyết thú vị về nguồn gốc, xuất xứ của bánh trung thu được người xưa truyền lại.

Trong khởi nghĩa nông dân vào cuối thời nhà Nguyên, được lãnh đạo bởi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn.

Trong lúc truyền đạt tin tức và mệnh lệnh bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, nhét thêm tờ giấy ghi rõ thời gian khởi nghĩa.

Sau đó, những chiếc bánh này với tin tức hô hào khởi nghĩa được truyền đi và trở thành phương tiện liên lạc vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Thời gian ước định được ghi trên bánh là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng tám âm lịch. Về sau, người Trung Quốc lấy ngày này cùng chiếc bánh để kỷ niệm cho sự kiện ấy.

Ý nghĩa của bánh trung thu

Tuy không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng từ rất lâu, những chiếc bánh trung thu đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp tết Trung Thu hằng năm.

Với kiểu dáng tròn đầy như mặt trăng sáng trên cao, thể hiện sự đoàn viên, đầy đủ thành viên của gia đình, cùng quây quần bên nhau sau bao ngày xa cách.

Những loại bánh trung thu tại Việt Nam đa dạng về kiểu dáng, mùi vị như bánh dẻo, bánh nướng, bánh heo, bánh cá…được mang ý nghĩa khác nhau.

Bài viết liên quan
“Ngọt ngào” bánh Ngọc Nga
Thương hiệu bánh Ngọc Nga của Công ty TNHH Ngọc Nga (số 319-323B-325 đường Phan Bội Châu-TP Quy Nhơn) đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong tỉnh từ nhiều năm nay. Sau hơn 40 năm khởi nghiệp từ sản phẩm đầu tiên là kem, đến nay Ngọc Nga đã mở rộng thương hiệu của mình với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như: kem, các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt…, nhất là các loại bánh.
Nguồn gốc và ý nghĩa bánh trung thu
Tết Trung Thu là ngày lễ quen thuộc và lớn thứ ba trong năm tại Việt Nam. Vào ngày này, mọi người sẽ tổ chức bày cỗ cúng bàn thờ tổ tiên, đốt đèn lồng, cùng quay quần bên gia đình trò chuyện, uống trà và ăn bánh trung thu.
Bánh trung thu Ngọc Nga: 25 năm tạo dựng thương hiệu
Mùa Trung thu năm 2019, thêm một lần nữa Công ty TNHH Ngọc Nga (319 - 323B - 325 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) khẳng định thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường bánh trung thu không chỉ ở Bình Ðịnh mà cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với ông Trần Ðình Dũng, người sáng lập ra thương hiệu bánh trung thu Ngọc Nga thì giữ được hương vị truyền thống là giữ được thương hiệu.

𝐅𝐀𝐍𝐒𝐎𝐍 𝐁𝐚𝐤𝐞𝐫𝐲 & 𝐂𝐨𝐟𝐟𝐞𝐞 


Thương hiệu của Ngọc Nga Bakery - Quy Nhơn  

01- H5 (đối diện 230) Nguyễn Thị Định, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
02563.646.646 - 02563. 547.999 - 0779.407.999
Thời gian mở cửa:
6:30 am - 10:30 pm

Tầng 1

Các loại bánh ngọt
   Bánh Âu
Bánh bông lan
Bánh mì


Tầng 2, 3 & 4

Cafe

 Nước ép hoa quả

Trà sữa

Trà trái cây

Bánh các loại

CÔNG TY TNHH NGỌC NGA
319 - 323B - 325 Lê Hồng Phong – TP.Quy Nhơn.
0256 3823 750 - 0903 469 799
info@ngocnga.com.vn